Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Nổi mề đay là gì? Cách trị nổi mề đay tại nhà

Nổi mề đay là một bệnh dị ứng rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu nên ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để biết cách điều trị phù hợp, giảm thiểu mức độ tổn thương ngoài da. Vậy bệnh mề đay là gì? Triệu trứng nổi mề đay? Cách chữa trị nổi mề đay như thế nào? Hãy cùng Bác Sĩ Của Gia Đình tìm hiểu ngay nhé

Bệnh nổi mề đay là gì?


Bệnh nổi mề đay (mày đay) là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch bị kích thích dưới sự tác động của nhiều yếu tố gây phù ở mao mạch. Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin – một chất trung gian hóa học chịu trách nhiệm cho các phản ứng viêm. Nhờ được giải phóng, histamin kết hợp với một số hóa chất khác ở dưới bề mặt da, phá vỡ các liên kết mạch máu, gây tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, tạo nên hiện tượng sưng viêm, nổi mẩn. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác làm người bệnh ngứa.


Mề đay cấp tính

Với mề đay cấp tính (acute urticaria), phản ứng sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể kéo dài hàng giờ cho đến vài ngày, tối đa là 6 tuần. Ở những trường hợp nổi mề đay cấp tính, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu xác định và tránh tiếp xúc đúng với nguyên nhân gây bệnh.

Mề đay mãn tính

Nếu tình trạng mề đay (chronic urticaria) kéo dài trên 6 tuần thì bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính. Phần lớn những đối tượng bị mề đay mãn tính là tự phát (không rõ nguyên nhân) hay mắc các bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ, và phải điều trị lâu dài.

2. Triệu chứng bệnh nổi mề đay


Nổi mề đay rất dễ nhận biết, với đặc điểm là ngứa dữ dội do các nốt sẩn phù gây ra. Tuy nhiên, mề đay cũng rất dễ bị nhầm với một số bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa. Để phân biệt mề đay, bạn nên chú ý đến một số đặc điểm như sau:

Sẩn phù

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nổi mề đay là những nốt sẩn phù có đường kính từ vài mm đến vài cm, có màu trắng hoặc đỏ và gây ngứa. Sẩn có thể nổi ở một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể và thường thay đổi hình dạng như hình tròn, hình nhẫn hay hình bản đồ. Mặt khác, sẩn có thể gây phù thành từng mảng hoặc từng đám lớn, sau một thời gian ngắn thì biến mất và hay tái phát.

Phù mạch

Phù mạch (phù Quicke) là hiện tượng nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng như môi, mí mắt, niêm mạc hay bộ phận sinh dục, cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm nổi mề đay. Nếu bị phù ở lưỡi hay thanh quản, người bệnh rất dễ bị suy hô hấp, trường hợp nặng có thể tử vong do hệ hô hấp bị chèn ép.

Da vẽ nổi

Theo NCBI – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, da vẽ nổi là một dạng của mề đay do ma sát, thuộc mề đay vật lý. Nó xuất hiện khi dùng một vật đầu tù vạch nhẹ lên da. Chỉ vài phút sau đó, các nốt sẩn sẽ nổi lên theo đúng hình dạng đã vạch trên da đó. Chứng da vẽ nổi có thể kèm mề đay và rất ngứa.

Ngoài sẩn phù, phù mạch hay da vẽ nổi thì bệnh nổi mề đay còn có nhiều triệu chứng kèm theo, bao gồm: sốt, sẩn nhỏ, sẩn mụn nước, xuất huyết…

3. Nguyên nhân nổi mề đay


Như đã đề cập ở trên, mề đay xảy ra là do các phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Phần lớn, các trường hợp nổi mề đay đều liên quan đến một số yếu tố như dị ứng, tác động vật lý, các bệnh tự miễn…

Dị ứng nổi mề đay

Thông thường, nguyên nhân gây nổi mề đay là do dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một chất vô hại và giải phóng hóa chất gây viêm là histamin. Việc giải phóng histamin thường có thể kích hoạt các triệu chứng ở hô hấp và dạ dày, nhưng có những lúc, histamin sẽ khiến các mao mạch dưới da bị sưng lên, đồng thời tiết dịch kẽ vào các mô xung quanh. Khi điều này xảy ra, lớp hạ bì sẽ sưng cục bộ với biểu hiện là những nốt sẩn phù.

Thực tế cho thấy, bất kỳ điều gì cũng có thể gây dị ứng. Tuy vậy, những chất gây dị ứng phổ biến mà nhiều người đang gặp phải là thực phẩm, thuốc, phấn hoa…

Tác động vật lý

Mề đay vật lý là một tập hợp của một số dạng mề đay, dưới sự tác động của những yếu tố kích thích vật lý hoặc môi trường, cụ thể như lạnh, nóng, áp lực, rung, ma sát, ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được giải thích, song các nhà khoa học cho rằng, mề đay vật lý là hệ quả của các phản ứng tự miễn dịch (không do tác nhân bên ngoài). Mề đay cholinergic là một dạng của mề đay vật lý.

Các bệnh tự miễn

Trong một vài trường hợp, bệnh tự miễn chính là nguyên nhân gây nổi mề đay, dị ứng. Ngoài ra, những căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc ác tính cũng có thể kích hoạt mề đay, mẩn ngứa phát triển và xuất hiện.

4. Đối tượng dễ bị nổi mề đay


Như đã nói ở trên, mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, khí hậu vùng miền. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ dễ bị nổi mề đay là:

Trẻ em

Theo URMC, trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng, dẫn đến nổi mề đay cao hơn người lớn. Nguyên nhân có thể do dị ứng đậu phộng, động vật có vỏ, trứng, sữa…

Phụ nữ có thai

Ở một số trường hợp, phụ nữ mang thai có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Tình trạng này không ảnh hưởng đến em bé nhưng khiến người mẹ ngứa ngáy, khó chịu. Nổi mề đay khi mang thai có thể biến mất sau khi sinh hoặc kéo dài vài tháng sau đó. Ngoài ra, hiện tượng phát ban trong thai kỳ (PUPPP) cũng gây ngứa ở các vùng da bị rạn do da bị căng quá mức như bụng, chân, ngực.

Phụ nữ sau sinh

Không lạ khi chị em phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay ngày càng tăng. Giải thích cho tình trạng này, các bác sĩ cho rằng, đó là do nội tiết tố bị thay đổi sau quá trình mang thai, hệ miễn dịch kém hoặc chế độ ăn uống không phù hợp.

4. Nổi mề đay có được tắm không

Dân gian thường nói người bị dị ứng nổi mề đay nên kỵ gió, kỵ nước để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, liệu lời khuyên này có đúng?

Theo các chuyên gia, lời khuyên này chỉ đúng một nửa. Khi bị nổi mề đay, làn da đã bị tổn thương nên rất dễ nhiễm khuẩn nếu thường xuyên tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải ở trong phòng kín và hoàn toàn tách biệt với thế giới. Nếu muốn ra ngoài, bạn chỉ cần che chắn cho làn da cẩn thận để tránh tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.

Còn về việc kiêng nước lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi bị nổi mề đay, đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Nếu không tắm rửa sạch sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với vi khuẩn trên da khiến các nốt mề đay bị nhiễm trùng. Do đó, nếu không tắm, bệnh không những không giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Cách trị nổi mề đay nhanh nhất


Ở một số trường hợp, mề đay có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian và không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đa số các trường hợp điều trị mề đay đều phải dùng thuốc kết hợp với những biện pháp giảm ngứa thông thường hay áp dụng một vài mẹo chữa dân gian.

Giảm ngứa thông thường

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay cấp tính đều liên quan đến dị ứng. Vì vậy, chỉ cần loại bỏ tác nhân gây bệnh là mề đay sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nếu quá ngứa và không muốn gãi mạnh, một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh sẽ là giải pháp giúp bạn. Đắp gạc lạnh hoặc khăn lạnh lên những vùng da bị mề đay là một cách khá hiệu quả để làm dịu cơn ngứa, giảm sưng viêm. Để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh cũng nên mặc quần áo rộng rãi hoặc làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton để giúp làn da được thoáng khí và thoải mái. Tránh nóng hoặc lạnh đột ngột hay hạn chế gãi mạnh cũng là những biện pháp khắc phục mề đay mà người bệnh nên lưu ý.

Mẹo chữa nổi mề đay

Ông cha ta có rất nhiều các bài thuốc chữa trị những căn bệnh ngoài da và được lưu truyền đến ngày nay, trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa. Mỗi mẹo là một cách chữa mề đay riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng và mức độ bệnh. Với nguyên liệu thảo dược, những cách chữa mề đay từ mẹo dân gian đều khá an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.

Tắm nước lá trầu không, uống nước gừng hay đắp lá tía tô lên những vùng da bị bệnh và rất nhiều mẹo chữa mề đay khác là các biện pháp điều trị mề đay khá hiệu quả.

Những biện pháp khắc phục mề đay ở trên chỉ phù hợp với các trường hợp mới mắc bệnh và nhẹ. Nếu bị mề đay tái phát trong thời gian dài, bạn cần cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị y tế cụ thể.

Chữa mề đay bằng thuốc chống dị ứng

Mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu nên làm thế nào để cắt nhanh cơn ngứa là suy nghĩ của rất nhiều người. Và thuốc chống dị ứng là lựa chọn đầu tiên mà những đối tượng này hướng đến. Vậy nổi mề đay uống thuốc gì? Câu trả lời là thuốc kháng histamin (antihistamin). Nhờ khả năng giảm ngứa nhanh và rất dễ sử dụng, thuốc kháng histamin được sử dụng rất phổ biến.

Một số thuốc kháng histamin trong điều trị mề đay là Loratadin, Fexofenadin, Diphenhydramine… Tuy nhiên, hạn chế của thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng khác là chỉ có thể làm giảm các triệu chứng mề đay bên ngoài, không có tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh. Nói cách khác, thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, nếu dừng thuốc là sẽ ngứa. Đồng thời, thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… Thêm vào đó, kháng histamin cũng là thuốc rất độc nếu sử dụng không đúng cách hay lạm dụng thuốc bừa bãi, gây tích tụ các chất độc cho cơ thể.

Biện pháp hỗ trợ điều trị

Để chữa trị mề đay, nhất là những trường hợp mề đay mãn tính thì sử dụng thuốc hay mẹo dân gian chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì lý do đó, những sản phẩm hỗ trợ điều trị mề đay đã ra đời, nhằm đáp ứng các nhu cầu chữa bệnh của người dùng. Và TPBVSK Phụ Bì Khang – Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa là một sản phẩm đi đầu trong lĩnh vực này.

Được chiết xuất từ 3 thành phần Cao gan, Cao nhàu và L-carnitine fumarate, với nguyên lý “kiềng 3 chân” giúp tăng khả năng giải độc, thải độc và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay, dị ứng từ bên trong. Cũng vì lẽ đó mà Phụ Bì Khang đã được 3 Bệnh viện Da liễu đầu ngành nghiên cứu và đưa vào phác đồ điều trị trên những đối tượng bị mề đay dị ứng với thuốc kháng Histamin. Với khả năng giảm ngứa nhanh cùng cơ chế tác động trực tiếp, phác đồ: Kháng Histamin + Phụ Bì Khang là một giải pháp tối ưu, đẩy lùi tận gốc mề đay, mẩn ngứa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, các triệu chứng của mề đay dị ứng đã được cải thiện rõ rệt, giảm hẳn tình trạng ngứa ngáy khó chịu và không xuất hiện thương tổn mới.

Xét nghiệm – chẩn đoán bệnh mề đay

Nổi mề đay sẽ được chẩn đoán ở những người có tiền sử phát ban kéo dài ít hơn 24 giờ. Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này là:

Định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên nghi ngờ bằng phương pháp RAST. Phương pháp này có ý nghĩa trong một số các trường hợp cần chẩn đoán rõ nguyên nhân.

Prick-test: được tiến hành khi các triệu chứng mề đay cấp tính đã ổn định. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, nhỏ dị nguyên trên da và đợi kết quả sau 15 phút.

Test áp (patch – test): Liệu pháp này được tiến hành bằng cách: nhỏ 0,1ml chất nghi ngờ gây dị ứng lên một vùng da khoảng 9 cm­­­2 dưới cánh tay, sau 15- 20 phút , nếu phản ứng dương tính xảy ra, hiện tượng sẩn đỏ hoặc bọng nước sẽ xuất hiện.

6. Vậy địa chỉ nào có thể làm các xét nghiệm trên hay bị mề đay khám ở đâu?


Hiện nay, có khá nhiều các bệnh viện da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa có thể điều trị mề đay. Tùy vào điều kiện, khu vực sinh sống, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ khám phù hợp. Dưới đây là một số bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa ngoài da:

Không khó để nhận biết các biểu hiện của mề đay bởi đây là bệnh dị ứng da phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh vẫn sẽ gặp một số băn khoăn, câu hỏi như:

Trên thực tế, ngứa là triệu chứng khó chịu và mệt mỏi nhất mà bệnh nổi mề đay gây ra. Vậy nhưng, hành trình cắt đứt cơn ngứa và không bị tái lại thì không hề dễ dàng bởi bất kỳ tác động nào cũng đều có thể kích hoạt mề đay bùng phát. Đừng để điều đó làm trở ngại cuộc sống của bạn, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, mất ngủ hay thậm chí phải “làm bạn” với thuốc chống dị ứng cả đời.

Bạn đang tìm một giải pháp giúp đẩy lùi tận gốc mề đay, dị ứng? Bạn băn khoăn, lo lắng vì tác dụng phụ của thuốc dị ứng? Bạn tự ti, không dám nhìn vào nốt ngứa mỗi khi chúng xuất hiện?

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát gồm những gì? Giá bao nhiêu?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét