Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Nội sôi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng mất bao lâu?

Nội soi đại tràng là gì? Nội sôi đại tràng có đau không? Nội sôi đại tràng giá bao nhiêu?. Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người vẫn còn đang thắc mắc hiện nay đang tìm kiếm câu trả lời..

Bài viết sau đây Bác Sĩ Của Gia Đình xin gửi đến bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy trình cũng như cần chuẩn bị gì và khi nào thì cần đi nội soi đại tràng.

Nội sôi đại tràng là gì?


Nội soi đại tràng là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong đại tràng (ruột già) và trực tràng. Phương pháp này giúp người bệnh chẩn đoán những tổn thương của niêm mạc đại tràng cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng 2 phương pháp nội soi đại tràng, gồm: nội soi đại tràng không gây mê (soi tươi) và nội soi đại tràng gây mê (không đau).

Quá trình nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách sử dụng ống soi mềm có đường kính khoảng 1,3cm; dài 1,7cm, bên trong có chứa nguồn sáng và đầu camera của máy quay video, dẫn truyền hình ảnh ra ngoài.

Ống soi mềm được đưa từ hậu môn đi qua toàn bộ đại tràng đến manh tràng. Hiện nay, đây là phương pháp chẩn đoán tiên tiến để khảo sát những thay đổi trong bề mặt niêm mạc đại tràng. Sở dĩ như vậy là vì, hình ảnh nội soi sẽ phóng đại và hiển thị trên màn hình, từ đó, thuận lợi cho việc quan sát, chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả, chính xác.

Nội soi đại tràng cũng được thực hiện tương tự như với dạ dày, tuy nhiên khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm từ miệng để thăm khám trực tiếp vào bên trong thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non.

Ưu điểm và nhược điểm của nội sôi đại tràng gây mê, không gây mê


Nội soi đại tràng có đau không? Nội soi đại tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được cụ thể qua ưu, nhược điểm của 2 thủ thuật khám nội soi này.

Nội soi đại tràng không gây mê

Ưu điểm

Chi phí thấp hơn nhiều so với nội soi gây mê

An toàn, vì không có các tình huống dị ứng thuốc, sốc phản vệ…

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo sau khi nội soi

Nhược điểm

Người bệnh có cảm giác khó chịu khi nội soi, đặc biệt là lúc mới đưa máy vào hậu môn.

Khi nội soi, khí bơm vào đại tràng qua ống soi khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù bên trong không có phân).
Nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì khó chịu đã ngọ nguậy, giật mình, gây khó khăn cho bác sĩ, cũng có thể cọ xát làm tổn thương lòng đại tràng.

Nội soi đại tràng gây mê

Ưu điểm

Phương pháp này giải quyết được toàn bộ nhược điểm của nội soi đại tràng không gây mê.

Bệnh nhân gây mê không bị kích thích giúp kỹ thuật nội soi đại tràng dễ dàng. Nếu cần áp dụng các thủ thuật khác như: cắt polyp đại tràng qua nội soi, chẩn đoán ung thư bằng nhuộm màu, tiêm cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa… sẽ mang lại kết quả chính xác.

Nhược điểm

Chi phí nội soi đại tràng gây mê cao hơn soi tươi

Không phải ai cũng có đủ điều kiện (tài chính, sức khỏe…) để áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp chống chỉ định gây mê đã được quy định rõ.

Sử dụng thuốc gây mê như “con dao 2 lưỡi”. Bên cạnh tác dụng giảm cảm giác đau và khó chịu, chúng có thể khiến cho người bệnh bị tai biến nếu không được làm xét nghiệm kỹ lưỡng trước đó hoặc liều lượng thuốc bị tính toán sai.

Nội soi đại tràng giá bao nhiêu?

Chi phí nội soi đại tràng dao động từ 800.000 – 2.000.000, tùy theo từng bệnh viện, phòng khám, phương pháp áp dụng (gây mê hay không gây mê). Ngoài ra, người bệnh có thể phải chi trả thêm khoản thủ tục xét nghiệm, sinh thiết nếu có.

Bên cạnh đó, khi đến khám nội soi tại các bệnh viện đúng tuyến BHYT, bạn sẽ được hỗ trợ chi phí lên đến 80%. Trong trường hợp trái tuyến, sẽ được hưởng 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.

Khi nào cần nội soi đại tràng?


Theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp cần thực hiện nội soi đại tràng, có thể kể đến:

Xuất hiện các dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa: đau bụng dưới âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đại tiện lúc táo lúc lỏng, phân có lẫn máu và chất nhầy.

Phát hiện ra những bất thường trong lòng đại trực tràng khi chụp X-quang. Lúc này bệnh nhân cần nội soi để không bỏ sót bất kỳ mối nguy hiểm nào đe dọa sức khỏe.

Những trường hợp cá nhân hoặc người trong gia đình có tiền sử mắc polyp, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng nên thực hiện nội soi để tầm soát và sớm phát hiện ung thư.

Nội soi đại tràng như thế nào?


Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong hậu môn của người bệnh có tổn thương nào không. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường sẽ được xử lý ngay tránh gây viêm nhiễm.

Sau khi kiểm tra, bạn sẽ được tiêm vào gần hậu môn 1 liều thuốc tê, chúng có tác dụng giảm cảm giác đau và khó chịu. Đồng thời, giúp cho quá trình nội soi được diễn ra dễ dàng hơn, không bị chi phối bởi chuyển động của người bệnh.

Tiếp theo, người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng về bên trái. Bác sĩ từ từ đưa ống nội soi vào trong hậu môn và dần đi sâu tới các đoạn ruột. Nếu cảm thấy đau và không thể chịu được, hãy nói ngay với bác sĩ.

Những tín hiệu thu được từ đầu ống nội soi, sẽ truyền qua bộ xử lý để chuyển thành hình ảnh rõ nét phản ánh trung thực tình trạng bên trong của đại tràng. Nhờ vậy, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.

Để giảm bớt khó chịu, người bệnh có thể chọn nội soi đại tràng không đau. Thời gian gây mê ngắn 10-15 phút, tỉnh nhanh từ 3-5 phút sau khi soi. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ chỉ định khám và xét nghiệm.

Sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại bình thường, nếu bác sĩ không có hướng dẫn đặc biệt gì khác. Cảm giác chướng hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau vài giờ.

Nội soi đại tràng mất bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, thủ thuật này chỉ hết 7-10 phút. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể lên đến 30-40 phút. Nguyên nhân là do việc chuẩn bị của người bệnh chưa tốt hoặc bác sĩ áp dụng kỹ thuật điều trị trong quá trình nội soi.

Nhìn chung, quá trình nội soi đại tràng không tốn nhiều thời gian. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phương pháp nội soi.

CHÚ Ý SAU KHI NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

Nội soi khiến cho người bệnh dễ mất sức vì phải trải qua thời gian nhịn ăn khá lâu. Ngoài ra, hầu hết các trường hợp có thể bị nhiễm khuẩn huyết, chướng bụng, đầy hơi. Vì thế, sau khi hồi phục, bệnh nhân phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tốt cho đường tiêu hóa.

Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?


Cháo loãng: Khoảng 2 tiếng sau khi nội soi, người bệnh cần được bổ sung các loại cháo dễ tiêu hóa. Đặc biệt, phải được ăn nguội, vì nóng có thể gây tổn thương đại tràng.

Trứng gà: Trong trứng gà có thành phần vitamin A, D, E giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Bạn nên ăn sau khi nội soi đại tràng vài ngày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

Trái cây: Bổ sung hàm lượng vitamin trong trái cây tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi, trong trái cây còn chứa chất chống oxy hóa và axit folic – dưỡng chất tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tim mạch và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chọn những loại quả có tính chua.

Trứng gà

Nội soi đại tràng nên ăn trứng gà

Thực phẩm không nên ăn sau khi nội soi đại tràng?

Song song với việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên hạn chế các thức ăn sau đây:

Đồ ăn cay, nóng: chúng vốn dĩ đã không tốt cho đại tràng và dạ dày. Đặc biệt, sau khi nội soi ít nhiều đại tràng đã bị tổn thương nhẹ. Nếu cố tình nạp thực phẩm này có thể gây kích thích, khiến niêm mạc đại tràng dễ bị hư tổn
.
Thực phẩm lạnh: Tuyệt đối không được ăn những đồ lạnh như: kem, nước đá, đồ ăn trực tiếp trong tủ lạnh.

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ (gà rán, pizza, thực phẩm chiên xào…): khi mắc các bệnh về đại tràng và đường tiêu hóa, sử dụng đồ ăn này có thể dẫn đến các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu…

Các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê…): là những thực phẩm được đưa vào danh sách đen của người mắc bệnh đại tràng, kể cả trường hợp mới nội soi.

Xem thêm: Nổi mề đay là gì? Cách trị nổi mề đay tại nhà

0 nhận xét:

Đăng nhận xét