Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Viêm tai giữa là gì? Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Điều đáng nói là nếu bị viêm tai giữa mà không kịp thời chữa trị, sẽ dẫn  đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não. Vậy viêm tai giữa là gì? Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa? Cách chữa trị viêm tai giữa như thế nào? Hãy cùng Bác Sĩ Của Gia Đình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.



1. Viêm tai giữa là gì?


Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Các dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

2. Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa


Nguyên nhân gây quan trọng nhất gây ra viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch của chúng.

Những rối loạn chức năng vòi nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch là tắc vòi hay sự mở vòi bất thường. Tắc vòi nhĩ có thể là chức năng hay cơ học hoặc do cả hai. Tắc vòi chức năng gây ra do vòi nhĩ xẹp kéo dài, do vòi nhĩ quá mềm, do cơ chế mở vòi không bình thường hoặc do cả hai. Tắc vòi thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ bé do sụn vòi mềm hơn làm cho hoạt động mở vòi khó khăn. Hơn nữa, dường như có sự khác nhau giữa đáy sọ mặt trẻ em và người lớn làm cho cơ căng màn hầu hoạt động kém hiệu quả hơn ở trẻ em.

3. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa


Các triệu chứng thực thể của viêm tai giữa cấp bao gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai (không liên quan đến viêm ống tai ngoài).

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 - 40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.

Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

Không kêu đau tai nữa.

Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với dấu hiệu rất quan trọng là chảy mủ tai.

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

4. Điều trị bệnh viêm tai giữa như thế nào?


Việc điều trị viêm tai giữa nhằm mục đích phục hồi thính lực, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý mạn tính không phục hồi như viêm tai dính, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ hay xẹp nhĩ, ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tái phát.

Đối với điều trị nội khoa, các thuốc được dùng điều trị gồm kháng sinh, kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ (giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ, sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng).

Đối với điều trị ngoại khoa, người bệnh được tiến hành nạo VA; cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái đi tái lại; đặt ống thông khí là giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

5. Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá


Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh cần phải tiến hành điều trị sớm. Nếu để lâu, tình trạng viêm sẽ chuyển biến nặng hơn, gây chảy nước, nhiễm trùng và hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng khác. Để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng rau diếp cá. Một số cách thực hiện được gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ cho bạn trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa.

Cách 1: Sử dụng rau diếp cá tươi

+ Chuẩn bị: Rau diếp cá tươi (50g)

+ Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên, người bệnh lấy rau diếp cá đem rửa thật sạch và cho thêm một ít muối ăn để diệt khuẩn. Sau khi rửa xong, bạn để ráo nước.

Tiếp đến, cho rau diếp cá vào máy ép nhuyễn lấy nước hoặc dùng cối để giã nát chúng và vắt lấy nước cho vào chiếc bình thủy tinh.

Sử dụng bông gòn thấm nước rau diếp cá và nhỏ từ từ vào trong tai bị viêm khoảng 2 đến 3 giọt.

Người bệnh kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần để bệnh nhanh chóng khỏi

Cách 2: Dùng rau diếp cá khô

+ Chuẩn bị: Lá diếp cá phơi khô (20g), táo đỏ (10g)

+ Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào trong 600 ml nước. Sau khi nước còn khoảng 200 ml thì bạn tiến hành tắt bếp.

Người bệnh có thể chia nước diếp cá ra uống 3 lần/ ngày.

Với cách chữa trị này, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần để cải thiện bệnh. Nước uống chỉ nấu uống trong một ngày, không được để nước qua ngày hôm sau vì dễ gây đau bụng.

Cách 3:  Sử dụng rau diếp cá sao vàng

+ Chuẩn bị: Rau diếp cá tươi (30g)

+ Cách thực hiện như sau:

Đem rau diếp cá tươi rửa sạch, để ráo nước

Tiếp đến, bạn cho chúng vào nồi và tiến hành sao vàng với lửa nhỏ

Sau đó, cho rau diếp cá sao vàng vào ấm để nấu cùng với 600 ml nước

Thực hiện phương pháp này khoảng 3 – 5 ngày bệnh sẽ được cải thiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét