Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Sỏi túi mật là gì? Cách điều trị sỏi túi mật

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật không chỉ có một, mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật; ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà các phương pháp hiện đại khó có thể tác động. Vậy sỏi túi mật là gì? Nguyên nhân gây sỏi túi mật? Triệu chứng sỏi túi mật?  Hãy cùng Bác Sĩ Của Gia Đình tìm hiểu ngay nhé.

Sỏi túi mật là gì?


“Khởi nguồn” của sỏi túi mật là dịch mật - hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin. Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật, cơ quan thực hiện vai trò bảo quản và làm cô đọng mật, có tạo dáng hình trái lê kéo dài. Sự hiện diện chất béo trong thức ăn được tiêu hóa khởi động phản ứng hormone gây ra co thắt túi mật, tiếp theo mật được đổ vào ruột.

Sỏi túi mật là không gì khác những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.

Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật. Nguyên nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.

Nguyên nhân gây sỏi túi mật?

Sỏi mật có thể xảy ra do nhiều yếu tố, tuy nhiên các nguyên nhân gây sỏi mật thường bắt nguồn từ 3 yếu tố chính: do bệnh lý, tinh thần - hoạt động và chế độ ăn uống của người bệnh.

Do bệnh lý

● Bệnh về máu: Gây phá hủy hồng cầu và làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật - yếu tố chính hình thành nên sỏi mật ở nhiều bệnh nhân.

● Bị sỏi mật do thừa cân, béo phì: Cân nặng quá tải dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn mỡ máu, đồng thời làm tăng cholesterol, góp phần hình thành sỏi trong túi mật
.
Nguyên nhân sỏi mật do tinh thần, hoạt động

● Stress kéo dài: Những căng thẳng, lo âu về công việc, học hành dồn nén trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng.

● Sỏi mật do lười vận động: Với những người làm nghề lái xe, văn phòng… thường ngồi nhiều, ít hoạt động làm dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa.

Do chế độ ăn uống

● Uống ít nước: Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật có thể do nhiều người không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian dài sẽ khiến chức năng gan suy giảm, dịch mật tiết ra ít đi.

● Chế độ ăn uống không khoa học: Tiêu thụ ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh dễ gây ra sỏi mật vì điều này sẽ khiến cơ thể hoạt động không ổn định. Bên cạnh đó, những chất béo bão hòa dễ gây tăng cholesterol trong máu, góp phần hình thành nên bệnh.

Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật?

Bệnh điển hình sẽ có đau bụng đột ngột, dữ dội xuất hiện. Vị trí đau là vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị lệch sang phải, lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau bụng làm cho người bệnh lăn lộn trên giường, cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, hoặc vùng thượng vị lệch phải và lan lên ngực rất dễ nhầm với hội chứng dạ dày.

Trường hợp có nhiễm trùng đường mật sẽ xuất hiện sốt cao, có thể có rét run nhưng đôi khi chỉ sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài, nhất là ở người tuổi cao, sức yếu do phản xạ đã kém. Khi bị tắc đường mật trong hoặc ngoài gan sẽ có vàng da, niêm mạc (lưỡi, mắt…). Vàng da có thể nhẹ (tắc ít) hoặc vàng đậm do tắc mật nặng tùy theo mức độ mật bị tắc ít hay nhiều. Thông thường ba triệu chứng đau, sốt, vàng da xuất hiện một cách tuần tự./.

 Sỏi túi mật kiêng ăn gì?

Cà rốt: Tính bình, vị ngọt, có công dụng kiện tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí giảm ho. Đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.

Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hàng ngày.
 
Râu ngô: Tính bình, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30 - 50g sắc uống thay trà trong ngày.

Rau diếp cá: Tính lạnh, vị cay, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng từ 150 - 180g.

Bí đao: Tính mát, vị ngọt đậm, có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100 - 150g sắc uống thay trà trong ngày.

Cần tây: Tính mát, vị ngọt đắng, có công dụng thanh nhiệt bình can, lợi mật, lợi thuỷ kiện vị, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét