Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Bệnh chàm là gì? Dấu hiệu và đặc điểm hình ảnh nhận biế


Bệnh chàm là bệnh về da nhưng nó lại mang đến cho người bệnh nỗi sợ hãi và khó chịu vì những triệu chứng mà nó gây ra như là ngứa ngáy khi tái phát.

Dấu hiệu của bệnh chàm
Bệnh chàm


Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm có nhiều tên gọi khác nhau như là bệnh viêm da cơ địa, bệnh eczema hoặc tổ đỉa. Đây là một dạng viêm da cấp tính hoặc viêm da mãn tính, biểu hiện với sự bất thường xảy ra ở các tế bào biểu bì da.
Bệnh chàm thường tái phát theo từng đợt, kéo dài, khó nắm bắt và điều trị.  Vào thời điểm mùa hè, thời tiết bất thường nóng ẩm hay mưa nhiều, bệnh sẽ trở nên khó chịu vô cùng.
Và tùy theo tính chất của chàm mà người ta phân loại bệnh chàm làm 4 dạng chính là chàm tiếp xúc, chàm thể địa, chàm đồng tiền và chàm bã nhờn. Đây là một bệnh thuộc cơ địa nên không có tính lây lan, tuy nhiên lại dễ di truyền. Ví dụ trong nhà mẹ có bệnh chàm thì con cái cũng có khả năng bị bệnh chàm.

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và vị trí xuất hiện chủ yếu là ở môi, vùng mặt, sau tai, đùi, tay, lưng… phân bố đối xứng nhau.

Bệnh chàm là gì
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Rối loạn bên trong cơ thể:
 đây là sự rối loạn các chức năng bên trong cơ thể như hệ thần kinh hay sự thay đổi nội tiết tố….cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Do di truyền: Chàm là bệnh có tính chất di truyền, trong gia đình có người bị bệnh chàm thì tỉ lệ các thành viên còn lại mắc bệnh rất cao ví dụ như mẹ bị chàm thì con cái sinh ra cũng có sẽ bị theo tính chất lây truyền của bệnh.

Do dị ứng: Một số dị ứng trên cơ thể như thực phẩm lạ, thuốc, sự thay đổi của thời tiết thất thường hình thành các mẫn, ngứa, ban đỏ và chàm trên da…

Do dị nguyên: Việc tiếp xúc với các chất độc hại như môi trường nhiều chất hóa học, nấm ẩm thấp, thuốc nhuộm, xi măng, xăng… khiến da bị tổn thương, kích ứng, lâu dần gây ra bệnh chàm.


Dấu hiệu của bệnh chàm

Bệnh chàm tiến triển theo từng đợt với những biểu hiện đặc trưng theo từng giai đoạn. Để hiểu hơn về các triệu chứng của bệnh, chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm của vùng da bị tổn thương theo một lộ trình nhất định:

Triệu chứng của bệnh chàm
Dấu hiệu của bệnh chàm
Hồng ban: Cơ thể người bệnh chàm xuất hiện ở các vùng da màu hồng nhạt, nổi chấm ban nhẹ. Dấu hiệu này thường khá mờ nhạt nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bị dị ứng thức ăn.

Da nhẵn là dấu hiệu của bệnh chàm phổ biến: Sau khi lớp vảy bị bong ra, lớp da non bên dưới sẽ xuất hiện, bóng nhẵn, màu sẫm, cảm giác da căng và mỏng.

Mụn vỡ, chảy nước: Khi bị bệnh chàm các nốt mụn xuất hiện nhiều và tăng dần kích thước, chúng dễ bị vỡ do bệnh nhân gãi, do va chạm. Chất dịch bên trong nốt mụn đọng lại và bám trên da, tạo thành các lớp vảy tiết khô và dày, giống da rắn. Giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ bị bội nhiễm nếu không giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

Hằn cổ trâu: Hay còn gọi là giai đoạn lichen hóa của người bệnh chàm. Vùng da nhẵn bóng sẽ ngày càng sẫm màu, hằn da nổi rõ dần, bề mặt thô ráp xù xì. Sau thời gian này da sẽ trở lại bình thường mà không để lại sẹo.

Mụn nước: Các vùng da hồng trên người bệnh chàm chuyển màu, đỏ dần lên sau đó xuất hiện các nốt mụn nước li ti, chứa chất dịch trong, thưa rồi dày đặc dần, kết hợp lại thành từng đám nhỏ, đùn hết lớp này đến lớp khác, dễ vỡ. Mụn nước lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy rát, ngứa ngáy vô cùng.

Tác hại của bệnh chàm

Gây lở loét: Bệnh chàm gây ngứa ngáy dữ dội khi nó bộc phát, khiến cho người bệnh không chịu được và hay dùng tay cào gãi, chà xát, gãi gây lở loét nghiêm trọng, chảy máu, nếu để lâu sẽ gây ra viêm da mãn tính.

Mất thẩm mỹ: Sự xuất hiện các mảng ban đỏ, mụn nước khi vỡ ra sẽ tiết dịch, đóng vảy khiến làn da trở nên sần sùi, khô ráp, sẫm màu…làm cho người bệnh kém tự tin và thấy khó chịu

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Chàm ở giai đoạn nặng có thể khiến cho bệnh nhân đau nhức đầu dữ dội, bị viêm màng phổi một hoặc hai bên. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung trong công việc, suy sụp tinh thần…

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Chàm là một loại bệnh có khả năng lây lan qua đường tình dục, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới (nếu trường hợp nặng), nhiễm trùng thai nhi, đau khung xương chậu. Đặc biệt là phụ nữ mang thai bị chàm thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt, viêm phổi cao và bị chàm theo người mẹ .

Cách phòng ngừa bệnh chàm

Chăm sóc da: thường xuyên dưỡng ẩm da và thoa kem hằng ngày là điều vô cùng cần thiết. Có 3 loại kem dưỡng ưu tiên để lựa chọn sử dụng

Thuốc mỡ: Mỡ khoáng có tác dụng tốt trong việc giữ độ ẩm nhưng có thể gây nhờn.

Kem dưỡng: Là sự lựa chọn trung gian, không gây nhờn như thuốc mỡ nhưng vẫn giúp giữ ẩm da hiệu quả.

Sữa dưỡng thể: Là sản phẩm ít có tác dụng hiệu quả và lâu dài do thành phần dưỡng chất bị pha loãng.

Giữ cơ thể luôn sạch sẽ: Bụi bẩn và mồ hôi là những yếu tố làm cho bệnh chàm dễ xuất hiện. Vì thế, hãy tắm rửa sạch sẽ hàng ngày tối đa 15 phút, nhất thời vùng da bị tổn thương. Bạn có thể dùng nước trà xanh, trầu không,.. để tắm cũng rất hiệu quả. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh, không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng mà hãy tắm nước ấm, không dùng xà bông bình thường hãy dùng xà bông dược có tác dụng trị bệnh chàm, để tránh gây kích ứng và tổn thương cho da.

Chế độ ăn uống: Với người bệnh chàm cần ưu tiên các món ăn thanh đạm như rau xanh, trái cây, củ quả tươi…. Hạn chế các món ăn dễ dị ứng như là hải sản đặc biệt là tôm hay gà, đồ ăn quá nóng hoặc quá cay. Bạn cũng lên để ý xem mình có dị ứng với  nhóm thực phẩm nào không để ngăn ngừa sự khởi phát bệnh.

Uống nhiều nước: Để độc tố không lắng đọng tại biểu bì da, người bệnh chàm nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đây là cách thanh lọc cơ thể đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nói không với nước ngọt có ga, cà phê, bia rượu… để tránh làm bùng phát bệnh nặng hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét