Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Bệnh sỏi thận - bài thuốc Nam trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Cách trị sỏi thận bằng thuốc Nam từ ngày xưa đã được ông cha ta áp dụng khi y học còn chưa phát triển tiên tiến như hiện nay và Tây y cũng chưa được ứng dụng nhiều. Hơn nữa, chữa sỏi thận bằng thuốc Nam hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà không gây tác dụng phụ.

Chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc Nam
Chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc Nam

Các cây thuốc Nam trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Râu Ngô

Râu ngô là vị thuốc nam quen thuộc từ lâu, nó được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu. Ngoài ra, nó còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi vệ sinh.
Cách dùng râu ngô: Lấy 10g râu ngô đun sôi với 200ml và nước sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày, thực hiện liên tiếp trong 10 ngày.

Chữa sỏi thận bằng ngò gai 

Ngoài việc là ngò gai được sử dụng như gia vị thì ngò gai được Y học cổ truyền dùng làm vị thuốc, đặc biệt nó là vị thuốc nam rất có tác dụng trong việc đẩy lùi bệnh sỏi thận.
Dùng 1 nắm ngò gai đem hơ qua lửa cho héo lại sau đó sắc cùng với 3 chén nước, sắc cho đến khi còn 2/3 nước nữa thì được, uống 3 lần/ ngày, chia đều bữa sáng, trưa trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 7-9 ngày.

Cây mã đề

Theo Đông Y loại cây mã đề có đặc điểm đó là vị ngọt thanh, tính hàn khi uống sẽ có tác dụng bổ khí huyết, tán sỏi, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này có thể được sử dụng như một thảo dược đơn lẻ để chữa bệnh sỏi thận hay có thể kết hợp chung với các loại thảo dược khác để mang lại kết quả chữa trị tốt hơn cũng như bồi bổ cơ thể hơn.

cây mã đề chữa bệnh thận
cây mã đề chữa bệnh thận

Đối với những người bệnh có sỏi trong thận khi sỏi phát triển lớn sẽ gây ra những triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu sậm màu. Khi đó mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc Nam sau:
Lá mã đề rửa sạch sau đó đem phơi khô. Dùng 16g mã đề, 20 thạch cao, bạch truật 12g, quế chi, cam thảo 6g đem sắc uống hàng ngày uống thay nước.

Chuối hột

Chuối hột là một trong những cây thuốc dân gian vô cùng công hiệu trong điều trị các bệnh về thận và đây cũng là một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận vô cùng rẻ tiền và dễ kiếm. Có 3 cách để sử dụng chuối hột chữa sỏi thận như sau:
Cách 1: Dùng hạt của trái chuối hột đã chín, phơi khô và rang cho cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hạt chuối hột hòa với nước, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vòng 10 – 20 ngày sẽ làm tiêu sỏi.
Cách 2: Dùng hạt của quả chuối chín, rang vàng ( khoảng 1 nắm hột) cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hằng ngày sẽ hết.
Cách 3: Dùng trái chuối hột hột non đâm ra vắt lấy nước chừng khoảng 1 chén nhỏ, cho thêm 1 ít muối uống liên tục thì những viên sỏi sẽ tiêu và theo đường tiểu tiện đi ra ngoài hết.

Trái khóm 

Cách làm như sau: bạn cần chuẩn bị 1 trái khóm và ít phèn chua. Rửa sạch khóm mới mua về rồi khoét 1 lỗ trên trái khóm, sau đó đặt ít phèn chua vào trong ruột khóm, đem nướng chín sau đó vắt lấy nước uống.

Trái khóm chữa bệnh thận
Trái khóm chữa bệnh thận

Bệnh nhân nên sử dụng trong vòng vài ngày để thấy phát huy tác dụng. Bài thuốc này hiệu quả trong việc giảm những cơn đau dữ dội do bệnh sỏi thận gây ra.

Cây râu mèo

Theo kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang và Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi đồng thời giúp giảm nồng độ các khoáng chất (caxi, oxalat, acid uric).
Ngoài ra, hoạt chất trong cây râu mèo còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Để làm tan sỏi, bạn dùng 30 – 50g Râu mèo đun với 500ml nước lọc, chia làm 2 – 3 lần uống, uống trước ăn 15 – 30 phút trong vòng 8 ngày, sau đó nghỉ  2 – 4  ngày và lặp lại quy trình này.

Lá trầu bà

Dùng khoảng 5-10 lá trầu bà, sau đó cho vào nồi cùng với 3 chén nước sắc kỹ. Khi trong nồi còn lại tầm 1 chén nước thì được. Bài thuốc này cần uống liên tục tầm 10 ngày, các hạt sỏi sẽ tiêu hết.

Bồ công anh

Bồ công anh là vị thuốc Nam được sử dụng để giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Đặc biệt là thận và gan, giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên.
Chính nhờ tác dụng lợi tiểu của bồ công anh sẽ giúp bào mòn sỏi thận, tăng khả năng thải sỏi ra ngoài qua đường tiểu. Ngoài ra trong Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa nhiều loại bệnh như chứng bệnh chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, thuốc bổ máu, tăng cường tiêu hóa.
Cách làm: Bồ công anh có thể dùng ở dạng tươi hay khô. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau để nấu canh, làm salad, luộc, xào. Và  Rễ cây bồ công anh khô đun sôi, sắc với nước để uống trong ngày.

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là bài thuốc nam trị sỏi thận hiệu quả. Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi giúp lợi tiểu,chống viêm, cầm máu, giảm đau để giảm bớt các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu trong bệnh sỏi tiết niệu.
Cách làm: giã nát cả cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc nước uống.

Bệnh phong thấp nên kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Khi gặp tổn thương về bệnh thấp khớp, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những thói quen ăn uống, trong đó cần phải kiêng cái gì hoặc giảm bớt cái gì trong khẩu phần ăn là rất quan trọng. Hôm nay, Bác sĩ gia đình sẽ đưa ra những loại thực phẩm giúp bạn tránh những thức ăn không tốt cho bệnh lý:

Bệnh phong thấp nên kiêng ăn những gì?
Bệnh phong thấp nên kiêng ăn những gì?

Kiêng ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chế biến đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các đồ chiên rán tác động không tốt đến cơ thể với người bị phong thấp vì hàm lượng chất béo cao. Các loại thức ăn trên sẽ gây kích thích phản ứng viêm tại khớp, làm cho người bệnh cảm giác đau, nóng, sưng khớp.
Các loại thức ăn nhanh như: Xúc xích chiên, gà rán, khoai tây chiên, hay các đồ chiên rán khác tuy là sở thích của nhiều người, nhưng đối với những người có vấn đề về thấp khớp phải tuyệt đối kiêng để bảo vệ sức khỏe.

Tránh xa thức ăn có nhiều đường

Đồ ăn ngọt, bánh ngọt, nước ngọt, kẹo ngọt,… khi được đưa vào cơ thể sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Khi đường máu tăng cao sẽ hấp dẫn các vi khuẩn chuyển hóa đường đến các khớp, gây ra các phản ứng viêm do làm cho khớp nóng, đau. Các sản phẩm do vi khuẩn sinh ra làm đau mỏi cơ, mỏi khớp.
Do đó khi mắc bệnh phong thấp người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt, các đồ ăn chứa nhiều đường để hỗ trợ điều trị bệnh cùng với các loại thuốc.

Hạn chế thực phẩm quá nhiều đạm

Thức ăn giàu đạm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh phong thấp thì hoàn toàn ngược lại. Chất giàu đạm sau khi được cơ thể chuyển hóa sẽ sinh ra một số chất gây ảnh hưởng không tốt đến khớp.
Đặc biệt, các loại thịt giàu đạm khi được đưa vào cơ thể mà các sản phẩm chuyển hóa sinh ra acid uric nếu không được đào thải qua thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm cả bệnh Gout.
Nhưng đạm vẫn là chất cần thiết đối với cơ thể con người. Người bệnh có thể ăn ít và tránh thực phẩm có hàm lượng đạm cao để đảm bảo cho cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa ở mức vừa đủ.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn nội tạng động vật, vì nó chứa thành phần có nhiều Photpho sẽ làm giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.

Bệnh phong thấp kiêng ăn thực phẩm giàu Gluten

Người bệnh khi ăn những thực phẩm giàu Gluten sẽ làm cho tình trạng nóng, sưng, đỏ, đau tại các khớp tăng lên. Ngoài ra nó còn giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị khi áp dụng chữa bệnh.
Các loại thực phẩm giàu Gluten thường gặp là: Lúa mì, lúa mạch đen, ngũ cốc, khoai tây, chất tạo ngọt thực phẩm, nước ngọt….

Tuyệt đối không được uống rượu bia hay chất kích thích

Bác sĩ luôn khuyên người bệnh không nên sử dụng rượu và các chất kích thích khi đã mắc bệnh. Vì rượu bia có nhiều Purin, sự chuyển hóa Purin trong có thể sinh ra acid uric, khi lắng đọng tại khớp làm cho tình trạng bệnh thêm khó lường.

Bệnh bướu cổ - triệu chứng của bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung đủ iot là bệnh sẽ khỏi. Hôm nay, hãy cùng Bác sĩ gia đình tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ

Bướu cổ là gì?
Bướu cổ hay còn được gọi là bướu giáp. Đây là một bệnh lý khá phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có 1 khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.
Bướu cổ được chia làm 3 nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (trong đó bướu cổ lành tính là loại hay gặp nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp)
Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó, các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể liên hệ hay tham vấn bác sĩ để phẫu thuật cắt bướu.
Triệu chứng phát hiện bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:
Khó nuốt.
Khó thở.
Cảm giác đau cổ họng.
Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, giảm cân, đổ mồ hôi nhiều, thừa hoóc-môn…
Khi bướu lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cục u cứng và cổ bị bành ra.
Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Ta có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:
Mức độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn
Mức độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to
Mức độ 3: Bướu quá to
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như sau:
Bướu dưới lưỡi: thường gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu giáp chìm: xuất hiện ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Tình trạng này gây khó chịu mỗi khi người bệnh nuốt và thở.
Nguyên nhân gây ra bướu cổ 
Nguyên nhân gây ra bướu cổ
Nguyên nhân gây ra bướu cổ
Di truyền: một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
Cơ thể thiếu iod: có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao.
Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ.
Cách chữa bệnh bướu cổ
Uống thuốc
Nếu bệnh nhân suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên nên giúp bướu nhỏ lại.
Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.
Lưu ý: đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, đau ngực, tim đập nhanh, đổ mồ hôi.
Phóng xạ iốt
Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả lên khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng. Phương pháp phóng xạ iot này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm.
Phẫu thuật
Nếu bướu cổ có kích thước lớn, gây khó thở, khó chịu, hoặc gây khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Và trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
Cách phòng ngừa bệnh Bướu cổ
Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý như  tâm thần, tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc phải bệnh bướu cổ. Chính vì vậy bệnh nhân nên khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn những loại thức ăn giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Hoặc sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod.
Khi phát hiện các dấu hiệu hay biểu hiện của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.



Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh lý xương khớp phổ biến. Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mọi người cần sớm nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh lý để từ đó sẽ có cách chữa trị tốt nhất.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy (phần nhân nằm ở sâu trung tâm đĩa đệm) bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Bệnh Thoát vị đĩa đệm được chia thành mấy giai đoạn

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng sẽ bị tê tay, chân. Vì bệnh không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện ra mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên ở giai đoạn này cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Do chấn thương ở vùng lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh bị mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Do làm việc, vận động hay lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác đây là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người.
  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, chân tay khi mắc bệnh. Và sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động đi lại hay giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới hiện tượng teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
  • Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
  • Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng được gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân và vùng quanh hậu môn

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Teo cơ
  • Bại liệt, tàn phế
  • Hạn chế vận động
  • Rối loạn cơ tròn
  • Mất kiểm soát khi đại tiểu tiện. Người bệnh lúc này có thể sẽ phải thông tiểu, thụt tháo
  • Đau thần kinh tọa: nhân đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh gây ra đau nhức dữ dội, đau buốt vùng mông dọc xuống cẳng chân, mu bàn chân và các ngón chân
  • Chèn ép rễ thần kinh: Người bệnh thường có những cơn đau kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đau có thể tăng lên khi hoạt động mạnh, hắt hơi, ho, đứng hoặc ngồi lâu hoặc di chuyển mạnh,…
  • Rối loạn cảm giác: Đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, xúc giác bị rối loạn, cảm giác nóng, lạnh bất thường.
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Gây liệt cơ thắt kiểu ngoại vi dẫn đến không thể giữ nước tiểu, bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra.
  • Rối loạn vận động: Những cơn đau nhức ở vùng lưng và cổ có thể khiến người bị thoát vị đĩa đệm bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.
  • Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đôi khi bệnh có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh, người bệnh cần phẫu thuật sớm để phòng ngừa tàn phế suốt đời.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
  • Châm cứu: giúp giảm đau cổ và đau lưng hiệu quả.
  • Tập Yoga: kèm theo thiền, tập thở cùng một số vận động thể chất khác sẽ giúp giảm đau lưng và cải thiện chức năng của cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp: đây là cách giảm đau rất hiệu quả cho các bệnh nhân, đặc biệt khi bị triệu chứng đau thắt lưng.
  • Mặc áo nẹp cột sống: giúp hạn chế tác động của ngoại lực tới vùng cột sống bị thoát vị và từ đó giảm nhanh các áp lực tác động tới đĩa đệm.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: biện pháp này giúp phục hồi các mô bị tổn thương bằng các thiết bị máy móc như máy chiếu sóng xung kích, máy giảm áp, máy laser, máy kéo giãn áp cột sống, máy vận động trị liệu.
  • Kéo nắn xương khớp: áp dụng biện pháp này sẽ mang đến những tác dụng đáng kể trong việc giảm các cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị biến chứng đột quỵ.
  • Kéo giãn cột sống: Trong vài tuần đầu, tình trạng xơ hóa chưa xảy ra với các bệnh nhân thoát vị thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp vùng bị lồi ra ở đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường. Việc sử dụng các dụng cụ để kéo giãn cột sống thường được thực hiện với các bệnh nhân thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Bác sĩ dùng tay tác động một lực vào đĩa đệm để nắn lại cấu trúc của nó trở lại trạng thái tự nhiên, cân bằng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, tự động phục hồi một số bệnh liên quan ở cơ quan khác mà không cần thuốc.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
  • Mổ qua ống banh hoặc mổ hở: biện pháp này có thể cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Phương pháp này giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép bằng cách loại bỏ nhân nhầy đã bị thoát vị.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm nội soi: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị ra khỏi cột sống.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Bệnh viêm phổi - cách chữa trị bệnh viêm phổi

Viêm phổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người. Theo ước tính có khoảng 450 triệu người trên toàn cầu bị viêm phổi. Và đây là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Thật quá kinh khủng! Vậy phải làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh để phòng tránh điều trị kịp thời và hiệu quả? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.


Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cũng xuất phát từ các hóa chất độc hại.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không
Viêm phổi


Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi khí. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường=> dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cơ thể.

Bệnh viêm phổi có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, máu, không khí, hít phải chất dịch, những cơ quan lân cận như họng. Bệnh được chia thành hai giai đoạn: Viêm phổi cấp tính và viêm phổi mãn tính.

Nguyên nhân viêm phổi

5 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi:
Biến chứng từ bệnh ho gà, sởi, viêm phế quản, hen suyễn,cảm cúm hay bệnh viêm họng…
Vi khuẩn: Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B,  phế cầu, Chlamydia Pneumoniae Mycoplasma Pneumoniae, liên cầu pyogenes, tụ cầu vàng…
Virus
Nấm fungus, ký sinh trùng
Hít phải hóa chất môi trường độc hại khác nhau

Triệu chứng của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi là:

  • Ho nặng như là ho khan, ho có đờm
  • Đau ngực bên phổi bị tổn thương
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Toát mồ hôi, mặt đỏ, mạch nhanh
  • Co giật


Người nào dễ mắc bệnh viêm phổi

Những nhóm người có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi:

Người nào dễ mắc bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi


  • Trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, xơ gan, bại não,
  • Người mắc bệnh xơ nang ảnh hưởng đến phổi, hệ tiêu hóa => dễ gây bệnh viêm phổi
  • Người bị bệnh hen suyễn
  • Người bị suy giảm ý thức, mất trí, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh thần kinh khác
  • Người bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúm hay cảm lạnh
  • Người mắc bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh như HIV/AIDS hay bệnh ung thư
  • Người bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B


Kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh viêm phổi

Chụp X-quang ngực
Chụp CT
Khám thực thể
Xét nghiệm đờm
Nội soi phế quản, được dùng để quan sát đường thở trong phổi.

Điều trị viêm phổi như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm phổi.
Các loại viêm phổi do vi khuẩn gây nên thường được điều trị bằng kháng sinh.
Các loại bệnh viêm phổi do nấm gây nên thường được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Viêm phổi do virus được điều trị bằng việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước hay thuốc kháng virus nếu bạn bị bệnh cúm.
Các bác sĩ thường kê toa thuốc không kê đơn (OTC) để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm phổi, bao gồm các phương pháp điều trị để hạ sốt, giảm đau nhức và ức chế ho. Các thuốc thường được chỉ định như paracetamol, aspirin hoặc ibuprofen.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước là rất quan trọng ít nhất 2 lít 1 ngày. Nước giúp làm loãng đờm và chất nhầy dày, do đó bạn sẽ dễ ho hơn.
Nếu trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh tình nghiêm trọng bệnh nhân cần phải dùng đến máy trợ thở và truyền dịch, sử dụng kháng sinh.

Bệnh viêm gan B là gì? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị


Hiện nay, virus viêm gan B vẫn và đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng hơn 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam mãn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Vậy làm thế nào để nhận biết và ngăn ngừa hiệu quả bệnh lý, hãy theo dõi bài viết dưới đây của bác sĩ gia đình nhé!

Viêm gan B là gì
Viêm gan B


Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ước tính có đến gần 1/3 dân số thế giới mắc bệnh, tỉ lệ mắc nhiều nhất tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, bệnh có khả năng lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Đường lây truyền viêm gan B chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con.

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Nếu bệnh xảy ra ở người lớn vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng theo pháp đồ điều trị. Tuy nhiên, nếu một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus vẫn có thể điều trị nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Viêm gan B là gì
Gan bị viêm gan B


Hiện nay, viêm gan B là bệnh có thể phòng ngừa được bằng tiêm chích vắc xin an toàn và hiệu quả. Vắc xin viêm gan B đã được đưa vào sử dụng từ năm 1982. Hiệu quả của vắc xin viêm gan B đạt 95% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và ngăn chặn các hậu quả mãn tính của nó. Ở Việt Nam, tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được Bộ Y Tế triển khai từ năm 2003.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ người sang người

Virus viêm gan B được lây lan qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hay dịch cơ thể của người bị nhiễm. Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B từ người sang người:
Sống với người mắc bệnh viêm gan B

Quan hệ đồng giới nam hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hay với người mắc bệnh bệnh viêm gan B mà không dùng biện pháp bảo vệ và phòng ngừa (bao cao su)

Sử dụng chung kim tiêm khi dùng thuốc truyền tĩnh mạch

Lây truyền từ mẹ sang con

Công việc phải tiếp xúc nhiều với máu người bệnh

Ngoài ra, việc uống rượu bia cũng có tác động không hề nhỏ đối với việc nhiễm các bệnh về gan vì theo nghiên cứu (tác giả nghiên cứu Mendenhall C  , Roselle GA , Lybecker LA ) người nghiện rượu bia thường có nguy cơ bị nhiễm viêm gan loại B và thậm chí cả ung thư gan.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh rất khó để nhận biết. Hay thậm chí có người bị nhiễm viêm gan B mà cũng không hề hay biết bản thân đã bị bệnh. Tuy nhiên, kể cả khi không có dấu hiệu bệnh thì virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại nặng nề và làm tổn thương đến gan sau một thời gian phát triển. Do đó, để tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:


Triệu chứng viêm gan B
Dấu hiệu nhận biết viêm gan B



  • Nước tiểu có màu vàng sẫm - Phân màu xanh xám, sẫm màu.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.
  • Đau bụng hoặc sưng bụng, chướng bụng.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Có hiện tượng xuất huyết dưới da.
  • Đau hạ sườn phải.


Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B

Tiêm phòng ngừa vắc xin viêm gan B
Tiêm vắc xin vào cơ thể là biện pháp phòng ngừa chính trong phòng ngừa viêm gan B. WHO (Tổ chức y tế thế giới) khuyến cáo rằng cần tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng.

Tiêm vắc-xin viêm gan B có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Hiệu quả bảo vệ cao, kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời nếu nồng độ kháng thể và kháng virus được tạo ra sau chích ngừa lớn > 1000 IU/L.

Các biện pháp điều trị viêm gan B

Viêm gan B mãn tính
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Các loại thuốc kháng virus như lamivudine (Epivir), entecavir (Baraclude), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) có thể chống lại virus viêm gan B và làm có tác dụng giúp làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan.
Interferon alfa-2b (Intron A): đây là một phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra để chống lại sự nhiễm trùng. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua quá trình điều trị lâu dài hoặc phụ nữ muốn mang thai.
Phẫu thuật cấy ghép gan: Đây là tình huống nếu gan bạn đã bị tổn hại quá mức nghiêm trọng và không thể điều trị bằng thuốc như những người khác bác sĩ có thể đề nghị phương pháp. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách chữa trị


Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp vô cùng nguy hiểm đối với những người cao tuổi và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Để biết rõ hơn về chi tiết bệnh lý cũng như nguyên nhân và cách chữa trị sao cho hợp lý, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của bacsigiadinh nhé!

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng


Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thông thường, thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ xảy ra ở các đốt: L4 – L5, L5 – S1, nhưng đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng ở đốt L5, vì đây là vùng thường xuyên chịu áp lực từ cơ thể. Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức âm ỉ và khó chịu ở thắt lưng, tê bì chân và rối loạn cảm giác.
Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến thoái hóa nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng


Lão hóa tự nhiên: Vì vấn đề tuổi cao nên tình trạng bào mòn sụn khớp thường xảy ra.

Tính chất công việc: công việc thường xuyên phải lao động nặng hay phải khiêng vác, gồng gánh những đồ nặng hoặc hay cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều. Những hoạt động này nếu lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương và ảnh hưởng đến sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu, ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế (ví dụ ở các công nhân viên văn phòng thường ngồi 1 chỗ không vận động cũng sẽ dễ bị thoái hóa cột sống)

Di truyền huyết thống: Một số người sinh ra đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị thoái hóa bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, tuy nhiên trường hợp này xảy ra không nhiều.

Thiếu chất: Cơ thể thiếu các chất như canxi, magie, vitamin, khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Lười vận động:  Lười vận động làm cho máu lưu thông kém, không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống dẫn đến hiện tượng dễ bị co cứng, xương khớp kém linh hoạt => dẫn đến bệnh phát triển.

Quá trình dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống ở mỗi người là khác nhau, vì tùy thuộc vào lối sống hoặc cơ địa của từng người. Nếu bạn là người có thói quen sinh hoạt lành mạnh và cân bằng thường xuyên tập thể dục, biết chú ý và bảo vệ sức khỏe bạn thân thì phải đến khoảng từ 50 – 60 tuổi, hiện tượng lão hóa mới trở nên rõ rệt. Một số trường hợp, bệnh cũng có thể tìm đến khi mới ở độ tuổi 35 – 40.

Những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Cá nhân đã từng mắc phải bệnh thoái hóa
Người thường xuyên hút thuốc lá
Bị chấn thương cột sống và đã từng trải qua phẫu thuật chỉnh hình
Béo phì và thừa cân
Ít vận động và tập thể dục

Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ nhưng trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động được hay hạn chế vận động trong một thời gian dài. Bệnh sẽ khiến cho cơn đau thắt lưng bệnh nhân xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, cơn đau của bệnh làm cho bệnh nhân không thể cúi được hoặc khi ngồi xuống một lúc lâu mới đứng dậy được.

Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Đau đầu
Co thắt cơ bắp và đau
Sự phối hợp giữa tay và chân kém
Yếu ở tay hoặc chân
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
Có xu hướng lan sang các vùng lân cận như: hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa hoặc lan ra cổ vai gáy, vùng chẩm hoặc kéo xuống cánh tay.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định toa thuốc nếu đau nhiều hoặc kéo dài:
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau kê đơn
Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế cho bệnh nhân sử dụng.

Phương các phương pháp điều trị thay thế
Châm cứu – xoa bóp
Điều trị bằng siêu âm
Kích thích điện
Nắn chỉnh cột sống

Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, tập cơ dựng lưng, xoa bóp, kéo nắn, chườm nóng, bùn nóng, liệu pháp suối khoáng, paraphin, chiếu hồng ngoại....

Phẫu thuật
Đây có lẽ là tình huống xấu nhất nếu bệnh tình cứ tiếp tục kéo dài hoặc nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.