Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh lý xương khớp phổ biến. Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mọi người cần sớm nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh lý để từ đó sẽ có cách chữa trị tốt nhất.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy (phần nhân nằm ở sâu trung tâm đĩa đệm) bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Bệnh Thoát vị đĩa đệm được chia thành mấy giai đoạn

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng sẽ bị tê tay, chân. Vì bệnh không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện ra mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên ở giai đoạn này cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Do chấn thương ở vùng lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh bị mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Do làm việc, vận động hay lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác đây là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người.
  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, chân tay khi mắc bệnh. Và sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động đi lại hay giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới hiện tượng teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
  • Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
  • Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng được gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân và vùng quanh hậu môn

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Teo cơ
  • Bại liệt, tàn phế
  • Hạn chế vận động
  • Rối loạn cơ tròn
  • Mất kiểm soát khi đại tiểu tiện. Người bệnh lúc này có thể sẽ phải thông tiểu, thụt tháo
  • Đau thần kinh tọa: nhân đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh gây ra đau nhức dữ dội, đau buốt vùng mông dọc xuống cẳng chân, mu bàn chân và các ngón chân
  • Chèn ép rễ thần kinh: Người bệnh thường có những cơn đau kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đau có thể tăng lên khi hoạt động mạnh, hắt hơi, ho, đứng hoặc ngồi lâu hoặc di chuyển mạnh,…
  • Rối loạn cảm giác: Đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, xúc giác bị rối loạn, cảm giác nóng, lạnh bất thường.
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Gây liệt cơ thắt kiểu ngoại vi dẫn đến không thể giữ nước tiểu, bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra.
  • Rối loạn vận động: Những cơn đau nhức ở vùng lưng và cổ có thể khiến người bị thoát vị đĩa đệm bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.
  • Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đôi khi bệnh có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh, người bệnh cần phẫu thuật sớm để phòng ngừa tàn phế suốt đời.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
  • Châm cứu: giúp giảm đau cổ và đau lưng hiệu quả.
  • Tập Yoga: kèm theo thiền, tập thở cùng một số vận động thể chất khác sẽ giúp giảm đau lưng và cải thiện chức năng của cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp: đây là cách giảm đau rất hiệu quả cho các bệnh nhân, đặc biệt khi bị triệu chứng đau thắt lưng.
  • Mặc áo nẹp cột sống: giúp hạn chế tác động của ngoại lực tới vùng cột sống bị thoát vị và từ đó giảm nhanh các áp lực tác động tới đĩa đệm.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: biện pháp này giúp phục hồi các mô bị tổn thương bằng các thiết bị máy móc như máy chiếu sóng xung kích, máy giảm áp, máy laser, máy kéo giãn áp cột sống, máy vận động trị liệu.
  • Kéo nắn xương khớp: áp dụng biện pháp này sẽ mang đến những tác dụng đáng kể trong việc giảm các cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị biến chứng đột quỵ.
  • Kéo giãn cột sống: Trong vài tuần đầu, tình trạng xơ hóa chưa xảy ra với các bệnh nhân thoát vị thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp vùng bị lồi ra ở đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường. Việc sử dụng các dụng cụ để kéo giãn cột sống thường được thực hiện với các bệnh nhân thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Bác sĩ dùng tay tác động một lực vào đĩa đệm để nắn lại cấu trúc của nó trở lại trạng thái tự nhiên, cân bằng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, tự động phục hồi một số bệnh liên quan ở cơ quan khác mà không cần thuốc.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
  • Mổ qua ống banh hoặc mổ hở: biện pháp này có thể cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Phương pháp này giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép bằng cách loại bỏ nhân nhầy đã bị thoát vị.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm nội soi: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị ra khỏi cột sống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét