Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách chữa trị


Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp vô cùng nguy hiểm đối với những người cao tuổi và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Để biết rõ hơn về chi tiết bệnh lý cũng như nguyên nhân và cách chữa trị sao cho hợp lý, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của bacsigiadinh nhé!

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng


Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thông thường, thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ xảy ra ở các đốt: L4 – L5, L5 – S1, nhưng đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng ở đốt L5, vì đây là vùng thường xuyên chịu áp lực từ cơ thể. Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức âm ỉ và khó chịu ở thắt lưng, tê bì chân và rối loạn cảm giác.
Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến thoái hóa nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng


Lão hóa tự nhiên: Vì vấn đề tuổi cao nên tình trạng bào mòn sụn khớp thường xảy ra.

Tính chất công việc: công việc thường xuyên phải lao động nặng hay phải khiêng vác, gồng gánh những đồ nặng hoặc hay cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều. Những hoạt động này nếu lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương và ảnh hưởng đến sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu, ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế (ví dụ ở các công nhân viên văn phòng thường ngồi 1 chỗ không vận động cũng sẽ dễ bị thoái hóa cột sống)

Di truyền huyết thống: Một số người sinh ra đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị thoái hóa bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, tuy nhiên trường hợp này xảy ra không nhiều.

Thiếu chất: Cơ thể thiếu các chất như canxi, magie, vitamin, khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Lười vận động:  Lười vận động làm cho máu lưu thông kém, không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống dẫn đến hiện tượng dễ bị co cứng, xương khớp kém linh hoạt => dẫn đến bệnh phát triển.

Quá trình dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống ở mỗi người là khác nhau, vì tùy thuộc vào lối sống hoặc cơ địa của từng người. Nếu bạn là người có thói quen sinh hoạt lành mạnh và cân bằng thường xuyên tập thể dục, biết chú ý và bảo vệ sức khỏe bạn thân thì phải đến khoảng từ 50 – 60 tuổi, hiện tượng lão hóa mới trở nên rõ rệt. Một số trường hợp, bệnh cũng có thể tìm đến khi mới ở độ tuổi 35 – 40.

Những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Cá nhân đã từng mắc phải bệnh thoái hóa
Người thường xuyên hút thuốc lá
Bị chấn thương cột sống và đã từng trải qua phẫu thuật chỉnh hình
Béo phì và thừa cân
Ít vận động và tập thể dục

Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ nhưng trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động được hay hạn chế vận động trong một thời gian dài. Bệnh sẽ khiến cho cơn đau thắt lưng bệnh nhân xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, cơn đau của bệnh làm cho bệnh nhân không thể cúi được hoặc khi ngồi xuống một lúc lâu mới đứng dậy được.

Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Đau đầu
Co thắt cơ bắp và đau
Sự phối hợp giữa tay và chân kém
Yếu ở tay hoặc chân
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
Có xu hướng lan sang các vùng lân cận như: hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa hoặc lan ra cổ vai gáy, vùng chẩm hoặc kéo xuống cánh tay.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định toa thuốc nếu đau nhiều hoặc kéo dài:
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau kê đơn
Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế cho bệnh nhân sử dụng.

Phương các phương pháp điều trị thay thế
Châm cứu – xoa bóp
Điều trị bằng siêu âm
Kích thích điện
Nắn chỉnh cột sống

Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, tập cơ dựng lưng, xoa bóp, kéo nắn, chườm nóng, bùn nóng, liệu pháp suối khoáng, paraphin, chiếu hồng ngoại....

Phẫu thuật
Đây có lẽ là tình huống xấu nhất nếu bệnh tình cứ tiếp tục kéo dài hoặc nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét