Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Bệnh bướu cổ - triệu chứng của bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung đủ iot là bệnh sẽ khỏi. Hôm nay, hãy cùng Bác sĩ gia đình tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ

Bướu cổ là gì?
Bướu cổ hay còn được gọi là bướu giáp. Đây là một bệnh lý khá phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có 1 khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.
Bướu cổ được chia làm 3 nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (trong đó bướu cổ lành tính là loại hay gặp nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp)
Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó, các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể liên hệ hay tham vấn bác sĩ để phẫu thuật cắt bướu.
Triệu chứng phát hiện bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:
Khó nuốt.
Khó thở.
Cảm giác đau cổ họng.
Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, giảm cân, đổ mồ hôi nhiều, thừa hoóc-môn…
Khi bướu lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cục u cứng và cổ bị bành ra.
Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Ta có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:
Mức độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn
Mức độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to
Mức độ 3: Bướu quá to
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như sau:
Bướu dưới lưỡi: thường gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu giáp chìm: xuất hiện ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Tình trạng này gây khó chịu mỗi khi người bệnh nuốt và thở.
Nguyên nhân gây ra bướu cổ 
Nguyên nhân gây ra bướu cổ
Nguyên nhân gây ra bướu cổ
Di truyền: một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
Cơ thể thiếu iod: có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao.
Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ.
Cách chữa bệnh bướu cổ
Uống thuốc
Nếu bệnh nhân suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên nên giúp bướu nhỏ lại.
Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.
Lưu ý: đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, đau ngực, tim đập nhanh, đổ mồ hôi.
Phóng xạ iốt
Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả lên khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng. Phương pháp phóng xạ iot này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm.
Phẫu thuật
Nếu bướu cổ có kích thước lớn, gây khó thở, khó chịu, hoặc gây khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Và trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
Cách phòng ngừa bệnh Bướu cổ
Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý như  tâm thần, tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc phải bệnh bướu cổ. Chính vì vậy bệnh nhân nên khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn những loại thức ăn giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Hoặc sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod.
Khi phát hiện các dấu hiệu hay biểu hiện của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét