Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Bệnh viêm phổi - cách chữa trị bệnh viêm phổi

Viêm phổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người. Theo ước tính có khoảng 450 triệu người trên toàn cầu bị viêm phổi. Và đây là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Thật quá kinh khủng! Vậy phải làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh để phòng tránh điều trị kịp thời và hiệu quả? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.


Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cũng xuất phát từ các hóa chất độc hại.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không
Viêm phổi


Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi khí. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường=> dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cơ thể.

Bệnh viêm phổi có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, máu, không khí, hít phải chất dịch, những cơ quan lân cận như họng. Bệnh được chia thành hai giai đoạn: Viêm phổi cấp tính và viêm phổi mãn tính.

Nguyên nhân viêm phổi

5 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi:
Biến chứng từ bệnh ho gà, sởi, viêm phế quản, hen suyễn,cảm cúm hay bệnh viêm họng…
Vi khuẩn: Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B,  phế cầu, Chlamydia Pneumoniae Mycoplasma Pneumoniae, liên cầu pyogenes, tụ cầu vàng…
Virus
Nấm fungus, ký sinh trùng
Hít phải hóa chất môi trường độc hại khác nhau

Triệu chứng của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi là:

  • Ho nặng như là ho khan, ho có đờm
  • Đau ngực bên phổi bị tổn thương
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Toát mồ hôi, mặt đỏ, mạch nhanh
  • Co giật


Người nào dễ mắc bệnh viêm phổi

Những nhóm người có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi:

Người nào dễ mắc bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi


  • Trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, xơ gan, bại não,
  • Người mắc bệnh xơ nang ảnh hưởng đến phổi, hệ tiêu hóa => dễ gây bệnh viêm phổi
  • Người bị bệnh hen suyễn
  • Người bị suy giảm ý thức, mất trí, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh thần kinh khác
  • Người bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúm hay cảm lạnh
  • Người mắc bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh như HIV/AIDS hay bệnh ung thư
  • Người bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B


Kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh viêm phổi

Chụp X-quang ngực
Chụp CT
Khám thực thể
Xét nghiệm đờm
Nội soi phế quản, được dùng để quan sát đường thở trong phổi.

Điều trị viêm phổi như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm phổi.
Các loại viêm phổi do vi khuẩn gây nên thường được điều trị bằng kháng sinh.
Các loại bệnh viêm phổi do nấm gây nên thường được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Viêm phổi do virus được điều trị bằng việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước hay thuốc kháng virus nếu bạn bị bệnh cúm.
Các bác sĩ thường kê toa thuốc không kê đơn (OTC) để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm phổi, bao gồm các phương pháp điều trị để hạ sốt, giảm đau nhức và ức chế ho. Các thuốc thường được chỉ định như paracetamol, aspirin hoặc ibuprofen.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước là rất quan trọng ít nhất 2 lít 1 ngày. Nước giúp làm loãng đờm và chất nhầy dày, do đó bạn sẽ dễ ho hơn.
Nếu trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh tình nghiêm trọng bệnh nhân cần phải dùng đến máy trợ thở và truyền dịch, sử dụng kháng sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét